Tài sản văn hóa quan trọng được quốc gia chỉ định (tòa nhà)đền Aoba

Ngày đăng kí:2019.03.29

Đền Aoba được thành lập chủ yếu bởi các chư hầu cũ của gia tộc Date.

Nó còn được gọi là "Lễ hội Aoba Sendai" Shinko-shiki.

Đền thờ chính là một tòa nhà linh thiêng dành riêng cho vị thần

Phòng thờ là công trình nơi các tín đồ thờ cúng.

Trần phòng thờ là loại trần cao cấp.

Một bức tường trong suốt bao quanh điện thờ chính, nơi thờ Shintai.

Cổng trung tâm phía trước điện thờ chính.

Nhà chúc mừng là nơi chủ tế đọc to lời chúc mừng.

Hành lang nối giữa điện thờ chuẩn bị bữa ăn của Chúa và phòng thờ được gọi là hành lang den-sai.

Miếu là một công trình nhỏ nhưng bề thế, quay mặt về hướng Nam phía trước là gian thờ.

nhận xét

nhận xét

Đền Aoba là ngôi đền thờ vị lãnh chúa phong kiến đầu tiên của miền Sendai (1567-1636). Việc xây dựng ngôi đền được bắt đầu vào năm 1873 khi các công dân, chủ yếu là các lãnh chúa phong kiến trước đây, đưa ra yêu cầu với tỉnh Miyagi. Điện thờ chính được trang hoàng khắp nơi, tạo nên bầu không khí uy nghiêm. Sáu tòa nhà bao gồm cả điện thờ chính được chỉ định là tài sản văn hóa hữu hình đã được đăng ký quốc gia. Là một công trình kiến trúc đền thờ được xây dựng vào thời đại ngày nay, nó tự hào với một vẻ đẹp kiến trúc có giá trị.

open

Chú thích

Đền Aoba là ngôi đền thờ Date Masamune (1567-1636), vị lãnh chúa đầu tiên của vùng Sendai. Masamune đã xây dựng một thị trấn cổ sôi động lấy thành Sendai làm trung tâm, đồng thời củng cố nền tảng văn hóa Date tráng lệ và mới lạ. Việc xây dựng ngôi đền bắt đầu từ nguyện vọng của người dân mà chủ yếu là các cựu võ sĩ trong vùng, đã đề đạt với tỉnh Miyagi vào năm 1873. Vào thời điểm đó, việc xây dựng đền để thờ phụng những vị lãnh chúa đầu tiên của từng vùng được phổ biến trên khắp cả nước. Vùng đất này là khu vực tập trung các thiền tự liên quan đến gia tộc Date ở Kitayama, còn được gọi là "Kitayama Gozan", phỏng theo Kyoto và Kamakura. Honden (chính điện, nơi thờ các vị thần linh) và Haiden (nơi người dân đến cầu nguyện) được hoàn thành vào tháng 11 năm Minh Trị thứ 7 (1874). Đến năm Minh Trị thứ 9 (1876) thì bị thiêu rụi bởi một đám cháy lớn khắp vùng Kitayama, nhưng đã được xây dựng lại vào năm sau đó. Công cuộc trùng tu bắt đầu từ năm Đại Chính thứ 11 (1922), và toàn bộ công trình ngày nay được hoàn thành vào năm Chiêu Hòa thứ 2 (1927). Lễ hội Aoba, một lễ hội thường niên của đền Aoba từng bị gián đoạn một thời gian, nhưng sau đó đã phục hồi lại thành lễ hội của người dân vào năm Chiêu Hòa thứ 60 (1985), tức 350 năm sau khi Masamune qua đời. Để tưởng niệm ngày mất của ông là ngày 24 tháng 5, cứ vào tháng 5 hàng năm, khắp các đường phố tràn ngập những chiếc kiệu lộng lẫy và những cuộc diễu hành náo nhiệt với các điệu múa Suzume.

Honden của đền Aoba

Honden là một tòa nhà linh thiêng nơi thờ các vị thần, được hoàn thành vào năm Đại Chính thứ 13 (1924). Honden được xây dựng theo kiểu kiến trúc Nagarezukuri được gọi là Sangensha Nagarezukuri, có kích thước lớn và dài về chiều ngang. Phần mái nhà nhô ra phía trước hình cong dài tạo thành Kohai (không gian có mái che dành cho người tới cầu nguyện).
Mái nhà được lợp bằng các tấm đồng có độ bền cao và có tính chống cháy tốt.
Việc kết hợp khéo léo những kiểu dáng truyền thống như sử dụng những hoa văn hình học để trang trí trên Kibana, phần nhô ra trên cột hoặc những hoa văn đường cong uốn lượn để khắc trên thanh giằng Kaerumata được đặt dưới mái hiên chắn giữa các cột, v.v..., tạo nên một không gian sang trọng và kiểu cách.

Haiden của đền Aoba

Haiden là tòa nhà dành cho người đến viếng thăm đền hành lễ.
Haiden của đền Aoba được xây dựng vào năm Chiêu Hòa thứ 2 (1927), nằm giữa khuôn viên đền, ở vị trí ngay cuối lối vào đền. Mái nhà lợp bằng những tấm đồng theo kiểu mái đầu hồi Irimoya và ngay phía trước có gắn thêm Kohai. Kohai là chỉ khoảng không gian có phần mái nhà (mái hiên) kéo dài ra dành cho người đến hành lễ.
Bên trong là một căn phòng trải chiếu tatami, trần nhà là loại trần cao cấp (Gotenjou) làm bằng gỗ thon dài theo kiểu ô vuông. Gotenjou là kiểu trần nhà lắp ghép các thanh gỗ mỏng thành những sọc caro vuông mà không sử dụng đinh rồi gắn những tấm ván lên đó.
Bốn phía bao bọc bởi hiên có lan can.

Cổng Chumon và Noritosha của đền Aoba

Cổng Chumon nằm ở phía trước Honden và Noritosha ở phía sau cổng được xây dựng vào năm Chiêu Hòa thứ 2 (1927), sau khi Honden được xây xong.
Cổng Chumon là một cổng bốn chân được nâng đỡ bởi bốn cột trụ, ngoài hai trụ cổng nâng đỡ cửa còn có hai trụ trước và hai trụ sau đỡ lấy trụ cổng. Mái cổng là kiểu mái Kirizuma có hình ngọn núi nhìn giống như quyển sách úp xuống. Ngoài ra, mái cổng là mái lợp đồng được lợp bằng những tấm đồng mỏng ghép lại.
Noritosha là nơi mà Thần chủ (người trông coi đền) đọc to Chúc từ Norito (những bài khấn cổ) và những lời cầu nguyện đến thần linh. Mái nhà cũng là kiểu mái Kirizuma và lợp đồng giống với cổng Chumon. Là một không gian mở không có tường.

Sukibei của đền Aoba

Sukibei là bức tường rào bao quanh Honden, nơi thần linh trú ngụ, đảm nhận vai trò ngăn cách Honden với trần tục. Tên gọi này xuất phát từ việc có thể nhìn xuyên qua bức tường vào bên trong. Chỉ một vài người có thể vào bên trong bức tường rào, còn những người khác chỉ có thể nhìn những việc diễn ra bên trong từ bên ngoài.
Bức tường rào này được xây dựng vào năm Chiêu Hòa thứ 2 (1927), có gắn thêm cửa sổ song gỗ với những thanh gỗ dài và mảnh cách nhau được lồng vào khung cửa sổ, từ đây có thể thấy được một chút Honden bên trong. Mái của Sukibei là mái lợp đồng, được lợp bằng những tấm đồng nhẹ và có độ bền cao ghép lại.
Việc sử dụng gạch lát chân tường gợi lên cảm giác về thời đại khi bức tường rào này được xây dựng.
Dù đây là một thiết kế đơn giản nhưng nó đã tận dụng triệt để kỹ thuật và vật liệu cao cấp.

Shinsenjo và Denkuro của đền Aoba

Shinsenjo là tòa nhà liền kề với Haiden và là nơi chuẩn bị lễ cúng dâng lên thần linh. Có một hành lang nối giữa Haiden và Shinsenjo để mang các vật phẩm dâng lên thần linh. Hành lang này được gọi là Denkuro. Cả Shinsenjo và Denkuro đều được hoàn thành vào khoảng năm Chiêu Hòa thứ 4 (1929).
Shinsenjo có kiểu mái Irimoya và là mái lợp đồng được lợp bằng những tấm đồng có độ bền cao ghép lại.
Denkuro có kiểu mái Kirizuma và là mái lợp đồng. Sàn nhà được lát ván và không lợp ván trần, có thể nhìn thấy phần gác mái được bố trí đẹp mắt.

Sayado cũ của đền Megohime thuộc đền Aoba

Sayado cũ của đền Megohime là tòa nhà tránh mưa gió được xây dựng để bảo vệ cho Honden của đền thờ Megohime, chính thất của Date Masamune, vị lãnh chúa đầu tiên của vùng Sendai. Vào thời điểm hoàn thành, tức năm Chiêu Hòa thứ 6 (1931), tòa nhà này nằm ở phía Đông Nam của Haiden. Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào năm Chiêu Hòa thứ 20 (1945), để tránh việc bị phá hủy, Honden này đã được dời vào bên trong Honden của đền Aoba. Sayado cũng được di dời đến vị trí hiện tại. Từ sau khi di dời thìSayado được sử dụng như nơi đặt bùa bảo vệ.
Sayado có kiểu mái Irimoya và là mái lợp đồng. Bên trong là một căn phòng trải chiếu tatami, trần nhà là loại trần Gotenjou làm bằng gỗ thon dài theo kiểu ô vuông. Tòa nhà nhỏ với ít đồ trang trí, nhưng rất đẹp với mái hiên cong.
Tòa nhà đã trở thành nơi đặt bùa bảo vệ, tuy hướng của tòa nhà đã thay đổi 90 độ, nhưng khi còn được dùng làm Sayado thì mặt có cửa (Sankarado) vốn là mặt tiền.

Bạn đã hiểu nội dung chú thích chưa?

Thông tin di sản văn hóa

【Thời gian】

Thờ: 24 giờ một ngày Lễ tân cầu nguyện: 10: 00-15: 00, lễ tân quà tặng / tem đỏ: 9: 00-17: 00 * Cần phải có đơn cầu nguyện, lễ bái, ... khi đến thăm miếu.

【Ngày nghỉ định kì】

-

【Giá tiền】

Đi bộ tự do trong khu vực Amulet: Từ 500 yên cho tai đầu tiên

Quay lại danh sách di sản văn hóa